Chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật là một công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết ngay trong bài viết này bạn nhé !
Thừa kế có yếu tố nước ngoài là gì?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 663 của Bộ luật dân sự 2015, thừa kế có yếu tố nước ngoài được hiểu là khi có đương sự là người nước ngoài hoặc tài sản thừa kế đang ở nước ngoài.
Trong tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài, các vấn đề thường xoay quanh việc xác định người thừa kế, hàng thừa kế, di sản thừa kế, quyền và nghĩa vụ của người thừa kế. Cũng như người quản lý tài sản thừa kế.
Các trường hợp thừa kế có yếu tố nước ngoài bao gồm:
- Người để lại tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Người thừa kế tài sản là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
- Căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ thừa kế là theo pháp luật nước ngoài.
- Tài sản thừa kế ở nước ngoài.
Quy định về chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật
Theo Điều 680 Bộ Luật Dân sự năm 2015 về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
- Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
- Việc thực hiện quyền thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy, pháp luật thừa kế của nước mà người để lại di sản có quốc tịch sẽ áp dụng cho việc chia thừa kế cho tài sản bao gồm động sản và các tài sản khác, trừ bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Thừa kế động sản có yếu tố nước ngoài
Căn cứ khoản 1 Điều 680 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định việc thừa kế được xác định theo quy định pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi người đó chết.
Như vậy, công dân có quốc tịch Việt Nam dù chết tại nước nào thì cũng sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để chia thừa kế đối với động sản.
Tuy nhiên, nếu công dân nước ngoài để lại di sản là động sản trên lãnh thổ Việt Nam và quan hệ thừa kế xảy ra tại Việt Nam. Thì pháp luật Việt Nam sẽ không được áp dụng mà phải áp dụng pháp luật nước người đó có quốc tịch để chia tài sản thừa kế là động sản.
Thừa kế bất động sản có yếu tố nước ngoài
Theo khoản 1 Điều 107 BLDS 2015, bất động sản bao gồm:
- Đất đai.
- Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai.
- Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng.
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Thừa kế đối với bất động sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó theo quy định tại khoản 2 Điều 680 BLDS 2015.
»»» Tìm hiểu thêm: Chia tài sản khi ly hôn với người nước ngoài
Chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài theo di chúc
Đối với việc thừa kế theo di chúc mang yếu tố nước ngoài, Bộ luật dân sự quy định như sau:
- Năng lực lập di chúc, thay đổi và hủy bỏ di chúc phải tuân theo pháp luật của nước mà người lập di chúc là công dân.
- Hình thức của di chúc phải tuân theo pháp luật của nước nơi lập di chúc.
Theo đó: Nếu công dân Việt Nam lập di chúc ở nước ngoài, phải tuân theo những quy định của pháp luật nước ngoài về hình thức di chúc. Nếu công dân nước ngoài lập di chúc ở Việt Nam thì bắt buộc phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam về hình thức di chúc.
Chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật
Nguyên tắc chung, việc thừa kế theo pháp luật bao gồm yếu tố nước ngoài của bất cứ loại tài sản nào cũng phải dựa theo pháp luật của nước sở tại cụ thể như sau:
- Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước. Mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
- Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
- Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi có bất động sản đó.
- Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.
»»» Tìm hiểu thêm: Tranh chấp thừa kế nhà ở theo di chúc
Tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
Trong trường hợp tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài, các vấn đề liên quan đến xử lý di sản không có người thừa kế và từ chối thừa kế cũng cần được xem xét cẩn thận.
Xử lý di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế
Pháp luật thừa kế của nơi người để lại di sản có quốc tịch sẽ điều chỉnh, trừ bất động sản (điều 680 Bộ luật dân sự). Do đó, trong trường hợp di sản có yếu tố nước ngoài không có người thừa kế mà là động sản, sẽ áp dụng luật của nước người để lại di sản để quyết định.
Còn nếu di sản là bất động sản thì sẽ áp dụng pháp luật nơi có bất động sản quyết định. Nếu di sản là bất động sản tại Việt Nam mà không có người thừa kế, sẽ áp dụng luật Việt Nam để giải quyết, theo Điều 622 Bộ luật dân sự bất động sản đó thuộc về Nhà nước Việt Nam.
Từ chối thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài
Theo Điều 680 Bộ luật dân sự, việc từ chối thừa kế di sản có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh. Bởi pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài
Theo điều 680 Bộ luật dân sự, thời hiệu khởi kiện tranh chấp thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ được điều chỉnh bởi pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch.
Khoản 1 Điều 680 BLDS 2015 quy định: “Thừa kế được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết”.
Các vấn đề về nội dung của di chúc, thời điểm mở thừa kế, di sản thừa kế,… đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch ngay trước khi chết.
»»» Tìm hiểu thêm: Chia tài sản thừa kế là quyền sử dụng đất
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài theo pháp luật
Căn cứ vào Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài như sau:
Điều 469. Thẩm quyền chung của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
1, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài trong những trường hợp sau đây:
a) Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;
b) Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam.
c) Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam.
d) Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.
đ) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam.
e) Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.
2, Sau khi xác định thẩm quyền của Tòa án Việt Nam theo quy định của Chương này, Tòa án áp dụng các quy định tại Chương III của Bộ luật này để xác định thẩm quyền của Tòa án cụ thể giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài.
Như vậy, nếu vụ án thừa kế có yếu tố nước ngoài mà có bị đơn là cá nhân cư trú làm ăn sinh sống lâu dài tại Việt Nam hoặc bị đơn là tổ chức có trụ sở Việt Nam hoặc di sản ở trên lãnh thổ Việt Nam thì Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế.
Đặc biệt nếu tranh chấp thừa kế có bất động sản ở Việt Nam thì thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa Việt Nam (theo Điều 470 bộ luật tố tụng dân sự 2015).
»»» Tìm hiểu thêm: Chia di sản thừa kế là đất hộ gia đình
Lời kết về chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài
Trong các trường hợp tranh chấp chia di sản thừa kế có yếu tố nước ngoài. Việc áp dụng pháp luật của nước có liên quan là rất quan trọng.
Quy định về thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định rõ ràng trong Bộ luật dân sự năm 2015, và các vấn đề liên quan đến tranh chấp thừa kế, xử lý di sản, từ chối thừa kế và thời hiệu khởi kiện đều được xác định theo pháp luật của nước mà người để lại di sản mang quốc tịch.
Điều này giúp đảm bảo công bằng và minh bạch trong việc giải quyết các vụ việc liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam.
Nếu có bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến thừa kế có yếu tố nước ngoài. Các bên cần tìm hiểu kỹ luật pháp liên quan và nếu cần, tìm đến sự hỗ trợ từ văn phòng luật sư Thủ Đức để đảm bảo quyền lợi và lợi ích của mình trong quá trình giải quyết tranh chấp này.
Bài viết liên quan