Phong gia

UY TÍN GẶT THÀNH CÔNG

ĐOÀN LUẬT SƯ TP. HỒ CHÍ MINH

CÔNG TY LUẬT PHONG GIA

Địa chỉ: Số 14A14 đường Thảo Điền, phường Thảo Điền, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Hotline: 0931222515
Email: lskhaclong@gmail.com

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Nội Dung Bài Viết
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn là một vấn đề rắc rối thường xảy ra khi các cặp vợ chồng đối mặt với tình huống tan vỡ hôn nhân. Khi không đạt được thỏa thuận chung về việc phân chia tài sản, mọi thứ trở nên phức tạp hơn và cần sự can thiệp từ phía pháp luật có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn. Bài viết này sẽ đi sâu vào các khía cạnh của vấn đề này.

Tranh chấp tài sản sau ly hôn là gì?

Trong tình huống ly hôn, tranh chấp tài sản thường xuất hiện khi các bên liên quan không thể tự giải quyết được vấn đề phân chia tài sản chung và cần sự can thiệp từ Tòa án.

Nguyên tắc chung trong việc phân chia tài sản sau ly hôn

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Thỏa thuận phân chia tài sản

Nếu cả hai bên đều đồng ý về việc phân chia tài sản. Thì tài sản của họ sẽ được giải quyết theo thỏa thuận này.

Tòa án can thiệp khi không đạt thỏa thuận

Khi không thể đạt được thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp và áp dụng nguyên tắc chia đôi tài sản chung của vợ và chồng. Trong quá trình này, Tòa án sẽ xem xét các yếu tố sau:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản chung.
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp.
  • Lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

Giữ nguyên quyền sở hữu tài sản riêng

Đối với tài sản riêng, nó vẫn thuộc về chủ sở hữu của tài sản riêng đó.

Cơ sở pháp lý: Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

»»» Tìm hiểu thêm: Chia tài sản khi ly hôn với người nước ngoài

Thủ tục và thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản

  • Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu số 23-DS theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13 tháng 01 năm 2017.
  • Bản sao hợp lệ của chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân của nguyên đơn (vợ hoặc chồng).
  • Bản sao hợp lệ chứng minh thư/thẻ căn cước công dân.
  • Bản kê khai về tài sản đang tranh chấp đã được công chứng hợp lệ.
  • Bản sao quyết định ly hôn.

Cơ sở pháp lý: khoản 4 Điều 189 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

  • Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp phân chia tài sản sau ly hôn.
  • Đối với tranh chấp tài sản ly hôn có yếu nước ngoài thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
  • Đối với tranh chấp liên quan đến bất động sản thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp.

Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 35, Điều 37, điểm c khoản 1 Điều 39, Điều 469, 470 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Điều 127 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Thủ tục thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn

1, Người khởi kiện chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện để yêu cầu tòa có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn. Cần lưu ý:

  • Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì nguyên đơn phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp.
  • Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì nguyên đơn nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

2, Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng phí tố tụng. Mức tạm ứng phí tố tụng sẽ được Tòa án quyết định dựa trên giá trị của tài sản đang tranh chấp.

3, Tòa án sau khi nhận được hồ sơ, sẽ xác minh và đánh giá tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ, Tòa án sẽ chấp nhận hồ sơ. Nếu không sẽ yêu cầu người khởi kiện bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

4, Tòa án sau khi chấp nhận hồ sơ, sẽ tiến hành thẩm định, điều tra, thu thập chứng cứ liên quan đến tài sản đang tranh chấp.

5, Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử tranh chấp tài sản sau ly hôn. Trong quá trình xét xử, Tòa án sẽ xem xét các chứng cứ đã thu thập, lắng nghe các luận điểm của nguyên đơn và bị đơn, và thực hiện các thủ tục tố tụng khác.

6, Sau khi xem xét tất cả các chứng cứ và lắng nghe các luận điểm của các bên, Tòa án sẽ đưa ra quyết định phân chia tài sản sau ly hôn.

Lưu ý rằng quá trình giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn là một quá trình phức tạp, yêu cầu sự kiên nhẫn và thận trọng. Nếu cảm thấy không tự tin trong việc xử lý vấn đề này, bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của một luật sư chuyên về ly hôn và tranh chấp tài sản.

Trên đây là nội dung tư vấn của văn phòng luật sư Thủ Đức – Luật Sư Khắc Long về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn. Trong trường hợp quý bạn có nhu cầu khởi kiện tranh chấp ly hôn thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để nhận tư vấn kịp thời.

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on pinterest
Pinterest
sang-ten-so-do-tai-thu-duc

Quý Khách Liên Hệ Với Chúng Tôi

Hotline: 0931222515