Thừa kế đất không có giấy tờ ở Thủ Đức như thế nào? Việc thừa kế đất đai ở nước ta từ xưa đến nay theo truyền thống cha truyền con nối, cha mẹ để lại tài sản, nhà đất cho con thừa hưởng, thường không quan tâm đến đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chưa, hay việc đăng ký biến động sang tên.
Vì vậy, việc này đã gây ra nhiều hậu quả, tranh chấp phát sinh không đáng có. Vậy, nhà, đất không có giấy tờ thì có thể để lại thừa kế hay không? Sau đây, Luật sư thừa kế tại Thủ Đức – Luật Phong Gia xin gửi tới bạn đọc bài viết để giải đáp các thắc mắc trên.
1. Điều kiện để đất đủ điều kiện thực hiện quyền thừa kế, thực hiện Thủ tục Thừa kế đất không có giấy tờ ở Thủ Đức
Quyền sử dụng đất cần phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì mới đủ điều kiện để chia thừa kế đất theo pháp luật, cụ thể:
– Nhà, đất phải có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 Luật đất đai và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật đất đai;
– Nhà, Đất không có tranh chấp;
– Nhà, đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
– Nhà, đất thừa kế đang còn trong thời hạn sử dụng đất.

Tại khoản 1 Điều 168 Luật đất đai 2013 quy định: “…trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”
Như vậy căn cứ điều luật nêu trên thì nhà, đất không có giấy tờ vẫn có thể xác định là di sản thừa kế trong trường hợp phần nhà, đất này “đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất”.
Tuy nhiên người thừa kế để được pháp luật công nhận là chủ sử dụng nhà, đất đối với nhà, đất để lại thừa kế thì phải thực hiện các bước như sau:
1.1. Trường hợp muốn để lại thừa kế phần đất theo dạng Di chúc
– Nếu người để lại di sản thực hiện lập Di chúc mà không có chứng thực, công chức thì vẫn được thể hiện ý chí của mình là để lại quyền sử dụng đất dù không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng. Tuy nhiên, việc này chỉ giải quyết về mặt thực tế là người được hưởng di sản thừa kế có thể quản lý, sử dụng phần đất này.

2. Trường hợp thừa kế đất không có giấy tờ khi không có tranh chấp
Nếu chỉ đọc qua điều kiện chung nêu tại mục (1) trên thì trường hợp đất không có giấy tờ thì sẽ không đủ điều kiện thực hiện các quyền sử dụng đất, tuy nhiên:
Như đã viện dẫn tại mục (1) thì vẫn có trường hợp đất chưa có giấy tờ, trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Trên đây là bài viết của chúng tôi về “Thừa kế đất đai không có di chúc ở Thủ Đức”. Nếu bạn đọc cần Luật sư thừa kế tại Thủ Đức, vui lòng liên hệ Luật Phong Gia theo số điện thoại 0931 222 515 (Luật sư Bùi Khắc Long) để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Trân trọng!